Người ta ví von rằng loãng xương chính là “tên ăn cắp vặt”, vì mỗi ngày chúng rình mò và lấy đi một chút khoáng chất quý báu của xương. Có thể hiểu loãng xương là bệnh lý dẫn tới giảm khối lượng và chất lượng của hệ thống xương, khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương dần trở nên mỏng manh, giòn, dễ gãy.
1. Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương
Loãng xương diễn biến âm thầm, ít triệu chứng nhưng hậu quả đến rất bất ngờ và nặng nề. Loãng xương thường được phát hiện khi đã có biến chứng như đau xương, đau lưng, biến dạng cột sống – là hậu quả của gãy lún đốt sống do loãng xương.
Hiện nay phần đông chúng ta suy nghĩ đơn giản – “đau nhức là chuyện nhỏ, không sao”. Cho tới thời gian ngắn sau, xảy ra gãy xương khi chỉ có một va chạm nhẹ. Lý do là đã bị loãng xương lấy đi 1/3 khối lượng xương của cơ thể khiến chúng ta khó thích nghi được với điều kiện sống xung quanh.
Chúng ta nên biết rằng gãy xương do loãng xương không chỉ gây đau đớn mà còn gây biến dạng xương, tàn phế, giảm tuổi thọ.
Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển cao, việc điều trị gãy xương đã có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ tỷ vong trong vòng 1 năm sau gãy cổ xương đùi vẫn còn cao (gần 20%). Chi phí cho điều trị loãng xương là rất tốn kém, ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình và xã hội.
Theo các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy khoảng 1/2 phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương ở cột sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay do loãng xương. Dự báo đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, trong đó 51% ở các nước châu Á, nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày thường thiếu canxi.
Mặc dù loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa được và việc điều trị loãng xương đã được chứng minh giúp làm giảm nguy cơ gãy xương và đem lại hiệu quả rất tốt, song việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh loãng xương còn rất nhiều khó khăn vì nhiều lý do. Trong đó có sự chủ quan của mọi người.
Về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Thị Thiên Hà: khoa khám theo yêu cầu – Bệnh viện Vạn Hạnh khuyến cáo: “Chúng ta nên phát hiện sớm, ngăn chặn, không cho loãng xương có cơ hội làm phiền đến sức khỏe. Không nên chờ đến khi bị gãy xương hay có các bệnh về xương khớp mà hãy nhanh chóng tận dụng thành tựu của khoa học công nghệ trong y khoa để phát hiện sớm”.
2. Các yếu tố nào gây loãng xương?
Bác sĩ Thiên Hà cho biết: Có thể chia làm 2 nhóm:
- Nhóm 1 bao gồm các yếu tố nguy cơ không thay đổi được: Tuổi đã cao, giới tính nữ, thiếu hụt nội tiết tố tuyến sinh dục (bẩm sinh, mắc phải), chủng tộc Da trắng, Châu Á, tiền sử gia đình có người bị loãng xương, gãy xương (những người có tiền sử gãy xương có nguy cơ gãy xương lần nữa cao hơn ít nhất 2 lần so với người không bị gãy xương có cùng tuổi và giới tính), trọng lượng cơ thể thấp.
- Nhóm 2 bao gồm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: Nghiện rượu, hút thuốc lá, thiếu vitamin, thiếu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, lối sống ít vận động, bất động lâu ngày, sử dụng lâu dài các thuốc có ảnh hưởng trên chuyển hóa xương (corticoid, thuốc chống động kinh, thuốc kháng động, thuốc ức chế bơm proton…), nhiễm độc kim loại nặng, nước giải khát có chứa acid phosphoric.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân gây loãng xương thứ phát:
Nguyên nhân do bệnh lý: thiếu hụt nội tiết tố bẩm sinh hay mắc phải, bệnh lý tuyến giáp (cường giáp), tuyến cận giáp (cường tuyến cận giáp), hội chứng cushing, thiếu hụt hormone tăng trưởng, đái tháo đường type 1, mất cân bằng canxi, tình trạng kém hấp thu (bệnh viêm đại tràng, bệnh celiac, bệnh Crown..), các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lupus ban đỏ hệ thống…), ghép tạng.
Nguyên nhân do thuốc: sử dụng kéo dài các thuốc như glucocorticoid đường toàn thân điều trị bệnh, cyclosporin, thuốc kháng đông không phân đoạn, điều trị hóa trị chống ung thư, thuốc kháng virus…
3. Chẩn đoán & điều trị
Mỗi người đều cần chú ý đo, kiểm tra độ loãng xương. Dựa trên kết quả này bác sĩ chuyên khoa sẽ cho phác đồ điều trị hiệu quả, ít tốn kém và tiết kiệm thời gian nhất.
Bác sĩ Thiên Hà chia sẻ thêm “Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh luôn đi đầu và đặc biệt quan tâm đến mục tiêu hiện đại hóa công tác chẩn đoán và điều trị hướng tới phục vụ bệnh nhân một cách hiệu quả nhất. Bệnh viện đã trang bị máy đo mật độ xương mới. Đây là máy đo mật độ xương hiện đang được nhiều nước tân tiến trên thế giới sử dụng. Máy thường được gọi với tên máy DEXA hay DXA (Dual-energy Xray Absorptiometry). Đây là phương pháp đo được tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương cho tới thời điểm này”.
Máy đo mật độ xương sử dụng tia X năng lượng kép với thời gian đo nhanh, chúng ta chỉ mất 10 giây để đo cho 1 bộ phận thay vì 3 – 4 phút như các máy DXA đời cũ. Máy quét tự động với cường độ tia X thấp chỉ bằng 1/8 lượng tia của 1 lần chụp X-quang thông thường như chụp X-quang tim phổi thẳng. Một lần đo mật độ xương tương đương dưới 2 giờ tắm nắng hay đáp một chuyến bay dưới 6 tiếng. Máy được trang bị kỹ thuật hiện đại, độ chính xác cao, thời gian đo nhanh, đảm bảo yêu cầu chính xác và tiết kiệm thời gian.
Trả lời câu hỏi mà hầu hết các bệnh nhân lo lắng khi sử dụng các loại máy móc trong xét nghiệm, chẩn đoán y khoa là về độ nhiễm độc, nhiễm phóng xạ, Bác sĩ Thiên Hà khẳng định dòng máy đo loãng xương mới nhất này có thể giúp bệnh nhân hoàn toàn yên tâm vì tính an toàn của máy được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bệnh nhân được đo trong một phòng kín, yên tĩnh, thoáng mát, có chế độ bảo vệ chống tia X. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, chúng ta có thể không cần bọc chì chống phóng xạ cho phòng đo loãng xương vì mức độ nhiễm xạ rất thấp (gần như bằng không). Tuy nhiên, chúng tôi vẫn trang bị phòng bọc chì ngăn phóng xạ để đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.
Máy đo được nhiều bộ phận như cổ xương đùi, cột sống, xương cẳng tay và phân tích khối lượng, tỷ lệ thành phần cơ thể như khối cơ, khối mỡ, khối lượng canxi và khoáng chất trong xương, phục vụ tốt và hoàn chỉnh cho nhu cầu khám và điều trị đặc biệt cho những người cao tuổi có nhiều bệnh đồng mắc.
Máy còn được tích hợp phần mềm đo mật độ xương và mô hình đánh gia nguy cơ gãy xương FRAX theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới. Giúp các bác sĩ chuyên khoa thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.
Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh tổn thương cơ quan vận động gây tàn phế, khó phục hồi.
CHÚNG TA HÃY CÙNG SỐNG THẬT HẠNH PHÚC
Bác sĩ Thiên Hà kể về trường hợp của chị Lê Thị N., 55 tuổi, ngụ tại quận 10, TP. HCM để chúng ta cùng tham khảo:
Chị N. buôn bán ở chợ. Vào một buổi sáng, sau khi khởi động nhẹ nhàng, tưới vài cây hoa ngoài ban công thì chị bị trượt chân, ngay lập tức chân trái của chị tự dưng có cảm gác nhẹ hẫng rồi cơn đau thấu xương ập tới, ngã quỵ, không thể tiếp tục cử động vì cứ nhúc nhích thì vùng háng đau như bị xé rách ra khỏi cơ thể vậy.
Kết quả là chị N. bị gãy cổ xương đùi và phải thay khớp háng toàn phần – nghĩa là thay cả chỏm xương đùi và ổ cối do chị mắc phải tình trạng loãng xương nặng.
Gom góp được gần hai trăm triệu dành tiết kiệm cho tuổi già, sau tại nạn, chị N. sạch trơn túi dù đã được bảo hiểm y tế hỗ trợ, chưa kể nằm tại chỗ gần 2 tháng trời, bỏ cả việc buôn bán, làm phiền con cháu phục vụ, tập tành… Thật khổ sở! Nhưng rất may mắn vì chị N. thay khớp thành công, nhiều trường hợp không cứu vãn được, gây tàn phế suốt đời.
Ngoài chế độ ăn uống, thể dục, vận động hợp lý, chúng ta hãy quan tâm đến sức khỏe của mình mọi người nhé, kiểm tra loãng xương bằng thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Hãy để Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh cùng đồng hành với các bạn.