Phục Hồi Chức Năng (PHCN) hô hấp cho bệnh nhân hậu COVID-19 bằng các chương trình tập luyện nói riêng và can thiệp y tế từ 6-12 tháng…
- Mở đầu:
COVID-19 là bệnh có các triệu chứng hô hấp được gây ra bởi virus SARS-CoV-2, một tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Sau đợt bùng phát dịch ở Việt Nam và riêng thành phố Hồ Chí Minh nói riêng kể từ cuối tháng 4 năm 2021, số lượng bệnh nhân tăng đột biến. Tuy số lượng bệnh nhân phục hồi rất cao và khả quan nhưng họ lại có một số di chứng để lại từ đợt cấp tính trước đó, ảnh hưởng lên các hệ cơ quan nói chung và nhất là ở hệ hô hấp, mục tiêu tấn công trực tiếp của virus. Từ đó, hình thành nên nhu cầu cấp thiết của xã hội về vấn đề Phục Hồi Chức Năng (PHCN) hô hấp hậu COVID-19.
- Các triệu chứng thường gặp:
Theo Chen N, được công bố trên tạp chí Lancet 2020, các triệu chứng thường gặp là:
Sốt (83-99%), Ho (59-82%), Mệt mỏi (44-70%), Chán ăn (40-84%), Thở dốc (31-40%), Đau cơ (11-35%). phục hồi chức năng
Một số triệu chứng không đặc hiệu bao gồm: đau họng, nghẹt mũi, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, mất khứu giác, vị giác.
Một số bệnh nhân lớn tuổi và người suy giảm miễn dịch xuất hiện một số triệu chứng không điển hình bao gồm: lơ mơ, mệt mỏi, giảm vận động, chán ăn, hôn mê và có thể không sốt.
Ở phụ nữ mang thai, các triệu chứng có thể xảy ra: như ho, sốt, chán ăn, các triệu chứng liên quan đường tiêu hóa tùy theo thể trạng và thời kỳ mang thai.
Hiện tại, chúng ta chưa có các nghiên cứu rõ ràng đề cập đến các hậu quả, di chứng lâu dài của COVID-19. Các diễn tiếp tiếp theo sau quá trình hồi phục chưa được mô tả một cách chi tiết. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng hệ hô hấp là một hệ cơ quan dễ bị thương tổn nhất ở các bệnh nhân đã hồi phục. Mục tiêu chính của chương trình phục hồi chức năng nhầm tạo một kế hoạch huấn luyện tốt cho các bệnh nhân trên đồng thời theo dõi và báo cáo về các tình trạng diễn tiếp theo của bệnh lý.
Chương trình PHCN hậu covid sẽ dựa trên các khiếm khuyết hiện có của cụ thể từng bệnh nhân, không giới hạn về cách luyện tập, các bài tập, chủ yếu tập trung vào mục tiêu tăng cường khả năng thể chất và tâm lý. Chương trình PHCN này căn cứ trên chương trình phục hồi chức năng hô hấp cho các bệnh phổi mãn tính như COPD, lao…
- Các chương trình tập luyện:
4. Tổng kết:
Biến chứng covid cần phải được theo dõi và cải thiện bằng các chương trình tập luyện phục hồi chức năng nói riêng và can thiệp y tế tổng thể nói chung. Các bài tập cần được duy trì từ 6-12 tháng để chắc chắn rằng chức năng cơ thể của bệnh nhân đã được phục hồi đáp ứng với các hoạt động sống hàng ngày.
Tài liệu được biên soạn dựa: ”Pulmonary rehabilitation principles in SARS-COV-2 infection (COVID-19): The revised guideline for the acute, subacute, and post-COVID-19 rehabilitation” (Turk J Phys Med Rehab 2021;67(2):129-145)
(KHOA CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH – PHÒNG VẬT LÝ TRỊ LIỆU BVĐK VẠN HẠNH)




