Hiện nay, tình trạng đột quỵ ở các vận động viên hay người chơi thể thao chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu do đột quỵ khi đang chơi thể thao, do tập luyện quá sức; hoặc đột quỵ sau khi tập thể thao, sau đó mới biết mình bị dị tật tim mạch.
Cần biết rằng người chơi thể thao cũng giống như người bình thường, có khả năng tiềm ẩn các bệnh lý về mạch máu dẫn đến đột quỵ hay cơn đau tim cấp.
Khoảng 1 đến 3/ 100.000 vận động viên trẻ khỏe mạnh xuất hiện đột ngột nhịp nhanh thất hoặc là rung thất và tử vong đột ngột trong quá trình tập luyện. Tỉ lệ đột quỵ của vận động viên nam cao hơn vận động viên nữ.
Nhìn chung, vận động viên hay những người chơi thể thao chuyên nghiệp cần chú ý quan tâm đến việc tầm soát các nguy cơ đột quỵ, trong đó cần chú trọng đến tầm soát khả năng gắng sức đến đâu nhằm khai thác và đánh giá các biểu hiện sức khỏe.
-
Các nguyên nhân gây đột quỵ ở vận động viên
- Đột quỵ tim (hay còn gọi là nhồi máu cơ tim) xuất hiện khi một nhánh của động mạch vành mang máu đến nuôi dưỡng cơ tim đột ngột bị bịt kín bởi 1 cục máu đông hoặc mảng mỡ xơ vữa không chịu nằm yên ổn trên bề mặt mạch máu mà đã bị bong tróc ra.
- Các rối loạn nhịp tim bẩm sinh mà chưa được phát hiện trên các vận động viên.
- Đôi khi là bệnh cơ tim phì đại, bệnh lý mạch vành, sa van hai lá, bệnh van tim, hở van động mạch chủ, hở van 2 lá, viêm cơ tim, hội chứng Brugada…
-
Các triệu chứng cần lưu ý
Bệnh tim mạch là nhóm bệnh có liên quan đến mạch máu (tĩnh mạch, động mạch, mao mạch) và tim, gây ảnh hưởng đến việc hoạt động của tim có thể dẫn đến đột quỵ, gồm các triệu chứng:
– Khó thở, thở dốc
– Tim đập nhanh, đánh trống ngực
– Đau nhói ngực (đau tim)
– Choáng ngất
Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh lý tim mạch không biểu hiện triệu chứng. Đối với những người không có triệu chứng, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Trường Y học thể thao Hoa Kỳ khuyến cáo về việc thực hiện các phương pháp gắng sức hoặc các bài tập thử nghiệm kiểm tra chức năng tim, phổi trước khi bắt đầu tập thể lực nặng hoặc thi đấu thể thao. Việc này giúp đánh giá khả năng đáp ứng của tim, phổi và chức năng tuần hoàn đối với việc luyện tập. Từ đó, có biện pháp ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn.
-
Tầm soát nguy cơ đột quỵ gồm những gì
Đối với các vận động viên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên tầm soát bệnh tim mạch trước khi tham gia thi đấu thể thao.
Việc tầm soát các bệnh lý tim mạch sẽ giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm nguy cơ đột quỵ, bao gồm các hạng mục khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
– Khám lâm sàng: Tìm hiểu tiền sử bệnh lý trong gia đình, khám tim mạch, đo huyết áp, đánh giá thể trạng, cân nặng, chiều cao…
– Chẩn đoán hình ảnh:
- Đo điện tâm đồ ECG: Phát hiện các rối loạn nhịp tim không có triệu chứng ở những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, suy tim, hay bệnh cơ tim phì đại nhằm đánh giá các nguy cơ tim mạch sau này.
- Chụp X-quang tim phổi: Phát hiện các bất thường ở tim, phổi và các cơ quan xung quanh.
- Siêu âm tim: Đánh giá chứng phì đại thất trái, bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim hạn chế, suy tim nặng, viêm màng ngoài tim co thắt, và hở van động mạch…
– Thực hiện các xét nghiệm:
- Công thức máu: phát hiện một số rối loạn bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu…
- Đường huyết
- Mỡ máu
- Chức năng thận
- Men gan
- Phân tích nước tiểu
- Tầm soát đột quỵ tại Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh cung cấp dịch vụ tầm soát tim mạch cho cả vận động viên thể thao và người dân. Gói tầm soát được thiết kế chuyên sâu với mức giá tốt nhất, tập trung kiểm tra phát hiện đúng bệnh.
Để phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, chúng tôi luôn chú trọng trang bị nhiều thiết bị hiện đại như:
- Hệ thống CT128
- Hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA thế hệ mới nhất toàn miền Nam (là một thủ thuật vàng trong điều trị bệnh lý tim mạch trên thế giới, giúp chẩn đoán và can thiệp chính xác các bệnh lý thần kinh, mạch máu, tim, u não…)
- Hệ thống chụp MRI (kiểm tra mạch máu não, nhồi máu não…)
- Xe đạp gắng sức (phát hiện bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp…)
- Máy siêu âm tim gắng sức
- Điện tim gắng sức (kiểm tra thiếu máu, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, suy tim…) v.v.
Nếu khám tầm soát phát hiện ra các nguy cơ tim mạch, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp kèm theo lời khuyên chuyên môn để kiểm soát cường độ luyện tập tương ứng.
Với đội ngũ bác sĩ hơn 20 năm kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tim mạch như: tầm soát bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim… Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh đã cứu chữa thành công nhiều trường hợp người bệnh ngưng tim, nhồi máu cơ tim cấp…
Đối với những vận động viên có yếu tố nguy cơ cao như bản thân/ gia đình có bệnh tim, đái tháo đường, thận mạn tính, tăng lipid máu… cần tầm soát tim mạch chuyên sâu 6 tháng/ lần, khám sức khỏe tổng quát định kỳ, tầm soát các yếu tố nguy cơ để có phương pháp tập, bài tập, cường độ phù hợp, tránh rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.
———————————-
Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh với tiêu chí “Người bệnh trên hết”
Trên 20 năm kinh nghiệm chữa trị đồng hành cùng bạn bảo vệ sức khỏe:
Hotline 028.3863.2553
Website benhvienvanhanh.com
Địa chỉ: 781/B1-B3-B5 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10, Hồ Chí Minh
Xem thêm: