1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Trong hơn nhiều thập kỷ qua, đái tháo đường (ĐTĐ) trở thành vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng trên thế giới [1]. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội đái tháo đường trên thế giới IDF, ước tính có khoảng 415 triệu người trưởng thành mắc đái tháo đường và hơn 318 triệu người có rối loạn dung nạp glucose, một giai đoạn sớm có khả năng phát triển thành ĐTĐ [2]. đái tháo đường là một trong những nguy cơ chính của các bệnh như: thiếu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ – là những bệnh có tỷ lệ tử vong và tàn phế cao trên toàn thế giới [3]. Ngoài ra, đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến cho bệnh thận mạn và mù loà ở người trưởng thành [4, 5] .
Tại Việt Nam, số người mắc đái tháo đường chiếm khoảng 5,4% dân số, xếp hàng đầu thế giới và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng đáng kể so với những năm về trước.
Việc cải thiện sự ổn định đường huyết chính là yếu tố then chốt để ngăn chặn hay làm chậm sự phát triển các biến chứng của đái tháo đường type-2. Cơ chế của bệnh nằm chủ yếu ở 2 yếu tố là rối loạn sản xuất insulin ở tế bào beta và đề kháng insulin ở mô ngoại vi [6].
2. TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ ?
Tế bào gốc là tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể [80]. Trong cơ thể chúng ta, tế bào gốc hiện diện ở rất nhiều mô trong cơ quan như: mô tuỷ xương, mô mỡ, hay các nguồn hiến tặng như mô dây rốn, mô tuỷ răng,…Nhờ vào sự hiện diện của tế bào gốc và các kỹ thuật tách, thao tác trên tế bào gốc mà hiện nay chúng ta đã có những ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bệnh lý như: thoái hoá khớp, chấn thương cột sống có liệt tuỷ, xơ gan, đái tháo đường, bệnh lý thoái hoá thần kinh,… [70,71] Tế bào gốc với khả năng biệt hoá thành nhiều dòng tế bào khác nhau, đã mang đến một phương pháp điều trị hứa hẹn thay thế các tế bào cũ, kém sức sống bằng các tế bào mới với đầy đủ chức năng [99]. Không dừng lại ở khả năng tự bản thân biệt hoá, tế bào gốc còn có khả năng kích thích tế bào “non” phát triển thành tế bào trưởng thành và thực hiện chức năng của cơ quan. Tác đông này có được nhờ sự tiếp xúc trực tiếp tế bào và thông qua các chất được tiết ra từ tế bào gốc. Một đặc điểm cũng không kém quan trọng của tế bào gốc chính là khả năng kháng viêm hay còn gọi là tính điều biến miễn dịch. Với đặc tính này, tế bào gốc được ứng dụng nhiều trong các bệnh lý có lien quan đến viêm hay các tế bào miễn dịch [97].
Tế bào gốc khi được tách ra khỏi cơ thể cần được nuôi trong môi trường đặc biệt nhằm đảm bảo cho tế bào gốc có khả năng tang sinh nhưng vẫn giữ nguyên được tính chất “ gốc” của tế bào. Hơn thế nữa, các yếu tố và điều kiện nuôi cấy phải đảm bảo theo tiêu chuẩn IVD để các tế bào sau quá trình thao tác phải an toàn khi đưa trở lại cơ thể người bệnh.
3. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỆN NAY
Hiện nay, đái tháo đường có thể điều trị bằng phương pháp dùng thuốc và không dung thuốc. Phương pháp không dung thuốc bao gồm chế độ tập luyện và ăn uống. Bất cứ người bệnh đái tháo đường type 2 nào cũng được bác sỹ điều trị khuyến cáo nên có chế độ sinh hoạt, cụ thể là chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý [7].
Hiện nay, bên cạnh các nhóm thuốc cũ thì các nhóm thuốc mới điều trị đái tháo đường type 2 được đưa vào thị trường tạo ra một sự lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường đa dạng và thích hợp cho nhiều đối tượng bệnh. Các nhóm thuốc mới phát triển với mong muốn ít tác dụng phụ, hạ đường huyết tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao và an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ người bệnh mắc các biến chứng của đái tháo đường vẫn còn cao và số lượng thuốc dùng để ổn định đường huyết ngày càng tang dần theo thời gian. Đó chính là hạn chế của phương pháp điều trị hiện nay.
Hình trên mô tả khái quát cơ chế của tế bào gốc trong điều trị đái tháo đường type 2 bao gồm :
– Biệt hoá từ tế bào gốc thành tế bào sản xuất insulin
– Thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào còn non trẻ trong tuyến tuỵ thành tế bào tuỵ trưởng thành
– Bảo vệ tế bào tuyến tuỵ khỏi các stress oxy hoá gây chết tế bào
– Cải thiện việc đề kháng insulin ở mô ngoại vi
Các cơ chế này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu cơ bản thực hiện trong thời gian qua. Từ các kết quả của nghiên cứu cơ bản này, có khoảng hơn 100 thử nghiệm lâm sang điều trị đái tháo đường bằng tế bào gốc được triển khai và đăng ký trên trang https://www.ckinicaltrials.gov. Có 13 thử nghiệm đã hoàn thành và đều cho kết quả rất khả quan trên người bệnh.
Hiện nay, tại bệnh viện Vạn Hạnh, đơn vị Tế bào gốc phối hợp với khối phòng khám bắt đầu đưa công nghệ tế bào gốc vào điều trị bệnh đái tháo đường type 2. Chúng tôi hy vọng với công nghệ điều trị mới này sẽ đem lại phương pháp điều trị hứa hên cho người bệnh đái tháo đường type 2.